Trong lịch sử, triết học, văn học, và truyền thông Chủ_nghĩa_tự_học

Những tuyên ngôn mang tính triết học ủng hộ sự tự học đối với việc nghiên cứu Tự nhiên và Chúa trời là cuốn tiểu thuyết triết học "Hayy ibn Yaqdhan" tên tiếng Anh là Alive Son of the Vigilant, người anh hùng tưởng tượng trong tiểu thuyết được cho là một ví dụ hoàn hảo cho con người tự học.[9] một tiểu luận triết học dưới hình thức một bài văn được nhà triết học Ibn Tufail viết vào năm 1160, tại thành phố Marrakesh. Đó là một câu chuyện về một cậu bé hoang dã, một thần đồng tự học thông hiểu về tự nhiên bằng Lý trí và tuân phục Chúa trời, khám phá ra những quy luật tự nhiên bằng sự đi và trải nghiệm thực tế và đạt được Đức hạnh tuyệt đối(summum bonum) bằng sự thiền định và giao tiếp huyền bí với Chúa trời. Người anh hùng chuyển đổi từ một bộ óc trống rỗng(tabula rasa) sang những trải nghiệm trực tiếp và huyền bí với Chúa trời sau khi trải qua những trải nghiệm tự nhiên cần thiết. Điểm chính của câu chuyện là Lý trí của con người, không cần sự hỗ trợ của xã hội và các Luật lệ của nó hay tôn giáo, có thể tiếp thu kiến thức khoa học, chuẩn bị một con đường để tiếp cận với những tầng huyền bí và siêu việt của tri thức con người. Thường được dịch sang tiếng Anh là "The Self-Taught Philosopher"("Nhà triết học tự học") hay "The Improvement of Human Reason"("Sự tiến bộ của Lý trí con người"), câu chuyện về Ibn-Tufayl của Hayy Ibn-Yaqzan khuyến khích quan điểm về chủ nghĩa Tự học trong một số lĩnh vực cổ điển như Triết học Hồi giáo cổ điển(classical Islamic philosophy) cho đến chủ nghĩa nhân bản thời Phục Hưng(Renaissance humanism) và Thời đại khai sáng ở Châu Âu. Trong cuốn sách của mình có nhan đề "Reading Hayy Ibn-Yaqzan: a Cross-Cultural History of Autodidacticism"(Đọc Hayy Ibn-Yaqzan:Lịch sử giao lưu văn hóa của chủ nghĩa Tự học), Avner Ben-Zaken cho thấy sự thành công của tác phẩm từ cuối thời đại Trung cổ Andalusia cho tới đầu thời kì Châu Âu hiện đại và cách tác phẩm mô tả những phương pháp tự học phức tạp bị lên án và buộc phải điều chỉnh để phù hợp với những nền văn hóa khác nhau.[9] Chủ nghĩa tự học(Autodidacticism), rõ ràng, gắn bó chặt với cuộc đấu tranh của những người Hồi giáo theo chủ nghĩa Sufi(Sufism) ở Marakesh vào thế kỉ 20; những tranh cãi về vai trò của Triết học trong nghiên cứu phương pháp dạy học vào thế kỉ 14 tại Barcelona; những tranh luận gay gắt liên quan đến ngành Chiêm tinh(astrology) trong thời đại Phục Hưng ở Florence khi mà Pico della Mirandola đề cao chủ nghĩa tự học để chống lại những thành kiến đầy quyền lực của thuyết Tiền định(predestination); và những cuộc tranh cãi liên quan đến chủ nghĩa thực nghiệm(experimentalism)vào thế kỉ 17 ở Oxford. Sự ủng hộ chủ nghĩa tự học(autodidacticism) được lặp đi lặp lại không chỉ trong những cuộc tranh luận triết học mà còn xuất hiện bất ngờ trong sự đấu tranh giữa quyền cá nhân và thành kiến.[9]

Trong câu chuyện của người Mĩ gốc Phi về sự tự học, Heather Andrea Williams đề cập đến những tư liệu lịch sử để xem xét mối quan hệ của việc học của người Mĩ gốc Phi trong suốt thời kì nô lệ, thời Nội chiến và những thập kỉ đầu của giai đoạn tự do.Nhiều tài liệu cá nhân nói rằng có nhiều cá nhân đã buộc phải tự học vì sự phân biệt chủng tộc trong giáo dục.[10]

Nhân vật chính thuộc tầng lớp lao động trong tác phẩm Martin Eden của Jack London(1909) dấn thân vào con đường tự học để chiếm lấy trái tim của Ruth, một thiếu nữ thuộc tầng lớp cao cấp trong xã hội. Kết thúc truyện, Eden đã có trí tuệ vượt trội so với tầng lớp tư sản ở đó, đưa Eden đến tình trang vô cảm và, cuối cùng, tự sát

Tác phẩm Nausea của Jean-Paul Sartre xuất bản năm 1938, miêu tả một nhân vật thứ hai tiêu biểu cho sự tự học.

Nhân vật hoạt hình Batman cũng được mô tả như một người uyên bác luôn luôn tự học. Batman đã tự học hỏi những kĩ năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bởi những người huấn luyện khác nhau hay tự mình học tập lấy và sự hiểu biết của Batman gần như vượt trội so với các nhân vật khác trong thế giới DC.

Trong tác phẩm The Ignorant Schoolmaster(1987), Jacques Rancière miêu tả sự tự học để giải phóng của Joseph Jacotot, một nhà triết học giáo dục tiên phong, người đã khám ra rằng mình có thể tự học những điều mình chưa biết. Cuốn sách là một sự can thiệp mang tính lịch sử và kịp thời cho triết học và các chính sách về giáo dục, thông qua các khái niệm của chủ nghĩa tự học(autodidacticism). Rancière đã kể theo trình tự thời gian "những cuộc phiêu lưu" của Jacotot nhưng nhấn mạnh lý luận của Jacotot về "sự giải phóng"("emancipation") và "sự lố bịch" ("stultification") trong thì hiện tại. 

Năm 1997, bộ phim "kịch" Good Will Hunting kể về câu chuyện của Will Hunting, một người tự học, được Matt Damon thủ vai. Hunting thể hiện kiến thức sâu và rộng của mình trong suốt bộ phim, đặc biệt đối với bác sĩ của mình và trong một cuộc thảo luận sôi nổi tại một quán bar của Harvard.

Một trong những nhân vật chính trong tác phẩm "The Elegance of the Hedgehog" (2006) của Muriel Barbery là một người tự học. Câu chuyện được kể từ góc nhìn của Renee, một nhân viên khách sạn trung niên tự học làm trong một căn hộ cao cấp tại Pari, Paloma, một cô con gái của một trong những khách thuê nhà cảm thấy không vui với cuộc sống của mình. Hai nhân vật này cảm thấy họ có nhiều điểm chung và họ cùng kết bạn với một người thuê nhà mới, Ông Ozu, và cuộc sống của học thay đổi mãi mãi.  

Trong sử thi Ấn độ, the Mahabharata, cậu bé Ekalavya được mô tả như một người dân tộc bị từ chối sự giáo dục về khoa học vũ khí từ các người Thầy Hoàng gia trong ngôi nhà của Kuru. Ekalavya vào trong rừng sâu, nơi mà cậu tự học cách sử dụng cung tên trước một bức hình vẽ một vị Thầy Kuru có tên là Drona, do chính cậu tạo ra. Sau đó, Khi một gia đình quý tộc phát hiện ra Ekalavya đã luyện tập với bức ảnh của Drona, Drona đã yêu cầu Ekalavya cắt ngón tay cái của mình đưa cho ông như là học phí. Ekalavya làm theo lời Drona, vì vậy kết thúc cuộc đời binh nghiệp của mình.

Trong Suits(Phim truyền hình dài tập), nhân vật chính(Mike Ross) sở hữu lượng kiến thức cao về Luật mặc dù không nhận bất kì sự giáo dục chính thống nào từ các trường Luật. Kiến thức đó có được từ sự say mê đọc(Như một người theo chủ nghĩa tự học) bên cạnh trí nhớ siêu phàm của mình. 

Dr. Spencer Reid, được Matthew Gray Gubler thủ vai, Trong "Criminal Minds" là một người tự học với trí nhớ siêu phàm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_tự_học http://129.3.20.41/eps/mac/papers/0502/0502021.pdf http://www.ordredesarchitectes.be/fr/textes/juridi... http://www.legifrance.gouv.fr/affichTexte.do;jsess... http://www.architectsalliance.ie/ http://www.aaruk.info/Legislation/Act31.PDF http://www.ordinearchitetti.fi.it/writable/Documen... http://savefrom.net/?url=https://www.youtube.com/w... https://stackoverflow.com/research/developer-surve... https://www.youtube.com/watch?v=vT3wmLjPAQ0&t=27m2... https://web.archive.org/web/20101226220737/http://...